Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật của phương tiện cơ giới đường bộ

TỔNG QUÁT

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định só 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định như sau:

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh

  1. Thông tư này quy định việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trườn các loại xe cơ giới được sản xuất, láp ráp từ các linh kiện an toàn mới hoặc từ ô tô sát xi, xe cơ giới hoàn toàn mới chưa có biển số đăng ký.
  2. Thông tư này không áp dụng với các đối tượng sau đây:
  • Xe mô tô, xe gắn máy;
  • Xe cơ giới được sản xuất, láp ráp để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Điều 2: Đối tượng áp dụng

Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, lắp ráp xe cơ giới và các tổ chức , cơ quan liên quan đến việc quản lý, kiểm tra, thử nghiệm xe cơ giới phải thực hiện thông tư này.

Điều 3: Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Xe cơ giới là loại phương tiện giao thông cơ giới hoạt động trên đường bộ (trừ mô tô, xe gắn máy) được định nghĩa tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211 và TCVN 7271, kể cả ô tô sát xi;
  2. Ô tô sát xi là loại ô tô ở dạng bán thành phẩm, có thể tự di chuyển, có buồng lái hoặc không có buồng lái, không có thùng chở hàng, không có khoang chở khách, không gắn thiết bị chuyên dùng;
  3. Tổng thành là động cơ, khung, buồn lái, thân xe hoặc thùng chở hàng hay thiết bị chuyên dùng lắp trên xe;
  4. Hệ thống là hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thống đèn chiếu sáng và tín hiệu;
  5. Linh kiện là các tổng thành, hệ thống và các chi tiết được sử dụng để lắp ráp xe cơ giới;
  6. Sản phẩm là linh kiện hoặc xe cơ giới;
  7. Sản phẩm cùng kiểu loại là các sản phẩm có cùng đặc điểm như quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo thông tư này;
  8. Chứng nhận kiểu loại sản phẩm là quá trình kiểm tra, thử nghiệm, xem xét, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của một kiểu loại sản phẩm với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
  9. Mẫu điển hình là sản phẩm do Cơ sở sản xuất lựa chọn theo quy định để thực hiện việc kiểm tra, thử nghiệm;
  10. Cơ sở sản xuất là doanh nghiệp sản xuất linh kiện, lắp ráp xe cơ giới có đủ điều kiện theo quy định hiện hành;
  11. Cơ quan quản lý chất lượng (gọi tắt là Cơ quan QLCL) là Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải;
  12. Cơ sở thử nghiệm là tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm linh kiện hoặc xe cơ giới được Cơ quan QLCL đánh giá và chấp thuận;
  13. Sản phẩm bị lỗi kỹ thuật là sản phẩm có lỗi trong quá trình thiết kế, chế tạo, lắp ráp có khả năng gây nguy hiểm đến an toàn tính mạng và tài sản của người sử dụng cưng như gây ảnh hưởng xấu đến an toàn và môi trường của cộng đồng;
  14. Triệu hồi sản phẩm là hành động của Cơ sở sản xuất dối với các sản phẩm thuộc lô, kiểu loại sản phẩm bị lỗi kỹ thuật mà họ cung cấp ra thị trường nhằm sửa chữa, thay thế phụ tùng hay thay thế bằng sản phẩm khác để ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra do các lỗi trong quá trình thiết kế, chế tạo, lắp ráp sản phẩm.

HỆ THỐNG LÁI

Vô lăng lái

Đúng kiểu loại, không nứt vở, và được bắt chặt với trục lái.

Không cho phép sử dụng tấm bọc tay lái có chiều dày quá lớn và không được gắn chặt vào vành tay lái. Đường kính ngoài của vành lái có tấm bọc không vượt quá 40 mm.

Vô lăng lái không có độ rơ dọc trục, không có độ rơ hướng kính.

Vô lăng lái xe BMW

Độ rơ của vành vô lăng lái không được vượt quá:

  • Ô tô con: 1000
  • Ô tô khách: 2000
  • Ô tô tải có tải trọng lớn hơn 1500 kg: 2500

Không có sự khác biệt lớn hơn giữa lực lái trái và lực lái phải, giữa tỷ số truyền tương ứng trái và phải của góc lái bánh dẫn hương.

Trục lái

Đúng kiểu loại, định vị đúng, không có độ rơ dọc trục, không có độ rơ ngang.

Không sử dụng các bộ phận đã qua sửa chữa bằng nhiệt, hàng, đệm lót.

Cơ cấu lái

Đúng kiểu loại, không chảy dầu, định vị đúng, đủ chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.

Không có biểu hiện chảy dầu đáng kể (chất lỏng chảy thành giọt).

Thanh và đòn dẫn động lái

Không biến dạng, không có vết nứt, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.

Các khớp cầu và khớp chuyển hướng

Định vị chắc chắn, đủ chi tiết phòng lỏng, không rơ.

Không có tiếng kêu khi lắc vô lăng lái.

Cổ trục quay cơ cấu lái

Không có biến dạng hư hỏng.

Không có độ rơ giữa bạc và trục, các chốt định vị chắc chắn.

Không sử dụng các bộ phận đã qua sửa chữa bằng nhiệt, hàn, đệm lót.

Độ trượt của bánh xe dẫn hướng

Cơ cấu bánh dẫn hướng

Độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng: ở vị trí tay lái thẳng độ trượt ngang không lớn hơn 5mm/m khi thử trên băng thử.

Trợ lực lái

Không có hiện tượng chảy dầu đáng kể (chất lỏng chảy thành giọt).

Dây curoa không bị trùng hoặc hư hỏng.

Không sử dụng các bộ phận đã qua sửa chữa bằng nhiệt, hàn, đệm lót.

Hệ thống phanh

Bàn đạp phanh

Bàn đạp phải được định vị chắc chắn, đủ bền khi hoạt động. Các mối lắp ghép không bị hư hỏng khi chịu rung động, va chạm, tiếp xúc.

Trị số chiều cao của bàn đạp phanh, hành trình tự do và hành trình toàn bộ của bàn đạp phanh phải nằm trong giới hạn quy định của nhà sản xuất.

Những trường hợp sau được xem không đặt yêu cầu:

  • Bàn đạp phanh không có hành trình tự do;
  • Bàn đạp phanh không có xe hở tương đối với sàn xe…

Phanh tay

Phanh tay

Cần điều chỉnh phanh tay phải đúng vị trí, chắc chắn.

Sau khi kéo phanh tay, buông ra thì cần điều khiển phanh tay phải giữ nguyên vị trí.

Những trường hợp sau được xem không đạt yêu cầu: cần phanh không có hành trình tự do, cơ cấu hãm của cần phanh không hoạt động hoặc có dấu hiệu hư hỏng…

Các cơ cấu dẫn động phanh

Dẫn động phanh cơ khí:

Các thanh cáp không có vết nứt, dấu hiệu biến dạng, đủ bền và lắp đặt chắc chắn, đúng thiết kế của nhà sản xuất.

Những ống dẫn và cáp phanh của hệ thống không được tiếp xúc với các chi tiết chuyển động như: thanh kéo, ống xả, lốp.

Dẫn động phanh bằng môi chất:

Các ống dẫn dầu hoặc khí không được rạn nứt, định vị chắc chắn, đúng vị trí và đúng thiết kế nhà sản xuất. Không được rò rỉ dầu phanh hoặc khí nén trong hệ thống.

Những ống mềm không được xoắn quá nhiều vào nhau.

Bình chứa khí nén định vị đúng, kẹp chắc, van an toàn đầy đủ và hoạt động tốt.

Đối với phanh khí, khi hệ thống đã đủ áp suất quy định, nếu máy nén ngưng làm việc trong thời gian 30 phút thì sự giảm áp do rò rỉ khí nén không vượt quá 0,5 kg/cm^2.

Trợ lực phanh: Đúng theo hồ sơ kỹ thuật, kín khít, hoạt động tốt.

Hiệu quả toàn bộ phanh chính:

Khi thử phanh trên đường được đánh giá bằng một trong hai chỉ tiểu: Quãng đường phanh Sp (m) hoặc gia tốc chậm dần Jmax (s/m^2). Chế độ thử phanh nguội (nhiệt độ trống phanh không lớn hơn 100˚C) ở không tải, tốc độ 30km/h theo quy định của TCVN5658 – 1999 như sau:

Nhóm 1

Ô tô con, ô tô cùng loại: Sp không lớn hơn 7,2 m và Jpmax không nhỏ hơn 5,8 m/s^2.

Nhóm 2

Ô tô tải trọng lượng toàn bộ: Không lớn hơn 8000 kg, ô tô khách có tổng chiều dài không lớn hơn 7,5 m, có Sp không lớn hơn 9,5 m và Jpmax không nhỏ hơn 5,0 m/s^2.

Nhóm 3

Ô tô hoặc đoàn ô tô có trọng lượng toàn bộ lớn hơn 8000kg, ô tô khách có tổng chiều dài không lớn hơn 7,5 m, có Sp không lớn hơn 11,0 m và Jpmax không nhỏ hơn 4,2 m/s².

Điều kiện thứ: trên mặt đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng bằng phẳng và khô (hệ số bám không nhỏ hơn 0,6).

Khi phanh, quỹ đạo chuyển động của ô tô không lệch quá 80 hoặc không lệch khỏi hành trình theo phương ngang 3,5 m.

Điều kiện thử: Trên mặt đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng bằng phẳng và khô (hệ số bám không nhỏ hơn 0,6).

Khi phanh, quỹ đạo chuyển động của ô tô không lệch quá 80 hoặc không lệch khỏi hành trình theo phương ngang 3,5 m.

Kiểm tra phanh tay

Dừng được ở độ dốc 23% đối với ô tô con, ở độ dốc 31% đối với ô tô khách và ô tô tải.

Kiểm tra phanh trên băng thử

Chế độ thử: Phương tiện không tải.

Hiệu quả an toàn: Không nhỏ hơn 50% trọng lượng phương tiện.

Sai lệch trên một trục: Không lớn hơn 8%.

Phanh tay: Không nhỏ hơn 22% trọng lượng phương tiện đối với ô tô con, không nhỏ hơn 30% trọng lượng phương tiện đối với ô tô khách và ô tô tải.

Hệ thống chiếu sáng tín hiệu

Đèn chiếu sáng phía trước

Đồng bộ, đủ số lượng, đủ giải sáng xa và gần, định vị đúng, không nứt vỡ.

Cường độ ánh sáng của một đèn: Không nhỏ hơn 10.000 (cd) quan sát bằng mắt nhận thấy ánh sáng màu trắng.

Thành góc đối với đường tâm của chùm tia không nhỏ hơn 3˚ (cho phép chuyển đổi, xác định theo đơn vị chiều dài) hoặc giải sáng xa (pha) không nhỏ hơn 100m rộng (4m), giải sáng gần không nhỏ hơn 50m.

Tia phản chiếu ngoài biên phía trên của chùm sáng: Song song với mặt phẳng chuyển động của phương tiện.

Các đèn tín hiệu

Đèn tín hiệu hay còn gọi là đèn báo rẽ khi xe chuyển hướng di chuyển. Nhằm cảnh báo cho các phương tiện xung quanh biết để tránh hoặc dùng để cảnh báo trong trường hợp xe đang gặp sự cố.

Các tiêu chuẩn quy định về hệ thống chiếu sáng tín hiệu

Bảng 1: Tiêu chuẩn đèn trên xe

[table id=1 /]

Tần số nháy của đèn xin đường: Từ 60 đến 120 lần/phút hoặc từ 1 đến 2 Hz. Thời gian từ khi bật công tắc đến khi đèn sáng không lớn hơn 3 (s).

Quan sát bằng mắt: Phải nhận biết được tín hiệu rõ ràng ở khoảng cách 20 m đối với đèn phanh, đèn xin đường và 10 m đối với đèn tín hiệu kích thước và đèn soi biển số trong điều kiện ngoài trời nắng.

Gạt mưa

 

Đủ số lượng theo hồ sơ kỹ thuật định vị đúng, hoạt động tốt. Diện tích quét không vượt nhỏ hơn hai phần ba diện tích kính chắc gió phía trước.

Còi

Âm lượng toàn bộ ở khoảng cách 2 mét không nhỏ hơn 65dB (A), không lớn hơn 115 dB (A).

Ô tô kéo moóc hoặc sơmi-rơmoóc phải đủ hai còi có tần số khác nhau.

Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường

Theo công văn số 1449/MTg ngày 23/6/1995 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường quy định như sau:

Đối với các phương tiện cơ giới đường bộ mới

Tiêu chuẩn khí thải và tiếng ồn cho các phương tiện cơ giới đường bộ mới (áp dụng cho phương tiện mới nhập khẩu, lắp ráp hoặc sản xuất trong nước) có thể áp dụng các tiêu chuẩn quy định tại Nghị định 175/CP của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể là:

  • Tiêu chuẩn khí thải cho các phương tiện giao thông đường bộ có động cơ;
  • Đối với các phương tiện chạy xăng phải tuân theo tiêu chuẩn A;
  • Đối với các phương tiện chạy dầu phải tuân theo tiêu chuẩn B. Giới hạn xả khói cho phép khi kiểm tra động cơ dầu ở tốc độ ổn định không được vượt quá 15 đơn vị  khói Hartridge trong điều kiện gia tốc tự do;
  • Đơn vị: g/lần thử nghiệm.

Bảng 2: Tiêu chuẩn về khí thải bảo vệ môi trường

Trong đó:

  • RW = Trọng lượng phương tiện = Trọng lượng phương tiện không tải + 100Kg;
  • CO: Cacbon Monoxit
  • Nox: Các Oxit Nitơ

Tất cả các loại xe mô tô, xe hai bánh gắn máy phải đảm bảo mức xả khói không vượt quá các giá trị sau:

  • Hydrocacbon nhỏ hơn 5,0 g/Km
  • Cacbon monoxit nhỏ hơn 12,0 g/Km

Bảng 3: Mức gây ồn của động cơ và còi không được vượt quá mức ồn cho phép

[table id=3 /]

Đối với các phương tiện cơ giới đường bộ đã sử dụng

Đối với động cơ xăng: chỉ xác định CO, tiêu chuẩn: Không lớn hơn 6%

Đối với động cơ Diesel: Chỉ xác định độ khói, tiêu chuẩn: Không lớn hơn 50%.

(Tiêu chuẩn tạm thời này sẽ được điều chỉnh sau khi có Thông tư Liên bộ: Bộ Giao thông Vận tải – Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường – Bộ Y tế).

Tiếng ồn: Không lớn hơn 95 dB (A).

Chu kì kiểm định kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ

Bảng 4: Kiểm tra định kì khí thải của xe cơ giới đường bộ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *