Xe ô tô bị oà ga: Nguyên nhân và cách xử lý khi
Xe ô tô bị oà ga không chỉ gây khó khăn khi lái xe mà còn có thể gây nguy hiểm do đó cần kiểm tra nguyên nhân và xử lý sớm.
Oà ga là gì?
Oà ga là hiện tượng ga tăng cao bất thường, vòng tua máy tăng cao, không đạp ga nhưng xe vẫn chạy quá mức. Với xe hộp số sàn, người ta dùng cụm từ “oà ga” để chỉ lỗi bù thừa ga làm vòng tua máy tăng cao quá mức trong lúc ngắt ly hợp. Hiện tượng oà ga ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều khiển xe, thậm chí oà ga quá mức có thể dẫn đến các tình huống nguy hiểm
Oà ga là hiện tượng ga ô tô tăng cao bất thường
Lỗi oà ga ô tô được chia thành hai loại: oà ga tĩnh và oà ga động.
Oà ga tĩnh là tình trạng ở chế độ không tải xe bị oà ga và khi xe chạy cũng bị oà ga trên 1.500 vòng/phút.
Oà ga động là tình trạng ở chế độ không tải vòng tua máy ổn định tầm 850 vòng/phút, nhưng khi xe chạy thì vòng tua máy tăng cao lên 1.500 vòng/phút. Vòng tua máy có hiện tượng tăng cao không hạ, hoặc lúc cao lúc thấp không ổn định, có khi tăng cao hơn 2.000 vòng/phút.
Chẩn đoán Nguyên nhân
Lỗi òa ga ô tô thường xảy ra do hỗn hợp nhiên liệu xăng và không khí cung cấp cho động cơ thừa quá nhiều không thể kiểm soát được. Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chính khiến xe ô tô bị oà ga thường do xe bị trục trặc ở van không tải, bướm ga hoặc cảm biến vị trí bướm ga.
Do van không tải
Van không tải (van bù ga) có nhiệm vụ điều chỉnh tiết diện lưu thông của đường gió phụ tuỳ theo chế độ động cơ. Nếu van không tải bị trục trặc như bị bám bẩn, bị kẹt, bị chế… thì lúc này chế độ không tải của xe sẽ không còn được duy trì ổn định như bình thường dẫn đến xe bị lỗi oà ga hoặc xe chết máy nhanh. Với hiện tường hoà ga, chủ yếu do van không tải mở quá lớn, không khí lọt vào nhiều kéo theo nhiên liệu bơm vào xi lanh động cơ cũng nhiều. Điều này khiến tốc độ động cơ xe tăng cao gây oà ga.